summaryrefslogtreecommitdiffstats
path: root/runtime/tutor/tutor.vi.utf-8
diff options
context:
space:
mode:
authorDaniel Baumann <daniel.baumann@progress-linux.org>2024-04-07 08:50:31 +0000
committerDaniel Baumann <daniel.baumann@progress-linux.org>2024-04-07 08:50:31 +0000
commitaed8ce9da277f5ecffe968b324f242c41c3b752a (patch)
treed2e538394cb7a8a7c42a4aac6ccf1a8e3256999b /runtime/tutor/tutor.vi.utf-8
parentInitial commit. (diff)
downloadvim-aed8ce9da277f5ecffe968b324f242c41c3b752a.tar.xz
vim-aed8ce9da277f5ecffe968b324f242c41c3b752a.zip
Adding upstream version 2:9.0.1378.upstream/2%9.0.1378upstream
Signed-off-by: Daniel Baumann <daniel.baumann@progress-linux.org>
Diffstat (limited to '')
-rw-r--r--runtime/tutor/tutor.vi.utf-8812
1 files changed, 812 insertions, 0 deletions
diff --git a/runtime/tutor/tutor.vi.utf-8 b/runtime/tutor/tutor.vi.utf-8
new file mode 100644
index 0000000..2e967c8
--- /dev/null
+++ b/runtime/tutor/tutor.vi.utf-8
@@ -0,0 +1,812 @@
+===============================================================================
+= Xin chào mừng bạn đến với Hướng dẫn dùng Vim - Phiên bản 1.5 =
+===============================================================================
+ Vim là một trình soạn thảo rất mạnh. Vim có rất nhiều câu lệnh,
+ chính vì thế không thể trình bày hết được trong cuốn hướng dẫn này.
+ Cuốn hướng dẫn chỉ đưa ra những câu lệnh để giúp bạn sử dụng Vim
+ được dễ dàng hơn. Đây cũng chính là mục đich của sách
+
+ Cần khoảng 25-30 phút để hoàn thành bài học, phụ thuộc vào thời
+ gian thực hành.
+
+ Các câu lệnh trong bài học sẽ thay đổi văn bản này. Vì thế hãy tạo
+ một bản sao của tập tin này để thực hành (nếu bạn dùng "vimtutor"
+ thì đây đã là bản sao).
+
+ Hãy nhớ rằng hướng dẫn này viết với nguyên tắc "học đi đôi với hành".
+ Có nghĩa là bạn cần chạy các câu lệnh để học chúng. Nếu chỉ đọc, bạn
+ sẽ quên các câu lệnh!
+
+ Bây giờ, cần chắc chắn là phím Shift KHÔNG bị nhấn và hãy nhấn phím
+ j đủ số lần cần thiết (di chuyển con trỏ) để Bài 1.1 hiện ra đầy đủ
+ trên màn hình.
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 1.1: DI CHUYỂN CON TRỎ
+
+
+ ** Để di chuyển con trỏ, nhấn các phím h,j,k,l như đã chỉ ra. **
+ ^
+ k Gợi ý: phím h ở phía trái và di chuyển sang trái.
+ < h l > phím l ở bên phải và di chuyển sang phải.
+ j phím j trong như một mũi tên chỉ xuống
+ v
+ 1. Di chuyển con trỏ quanh màn hình cho đến khi bạn quen dùng.
+
+ 2. Nhấn và giữ phím (j) cho đến khi nó lặp lại.
+---> Bây giờ bạn biết cách chuyển tới bài học thứ hai.
+
+ 3. Sử dụng phím di chuyển xuống bài 1.2.
+
+Chú ý: Nếu bạn không chắc chắn về những gì đã gõ, hãy nhấn <ESC> để chuyển vào
+ chế độ Câu lệnh, rồi gõ lại những câu lệnh mình muốn.
+
+Chú ý: Các phím mũi tên cũng làm việc. Nhưng một khi sử dụng thành thạo hjkl,
+ bạn sẽ di chuyển con trỏ nhanh hơn so với các phím mũi tên.
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 1.2: VÀO VÀ THOÁT VIM
+
+
+ !! CHÚ Ý: Trước khi thực hiện bất kỳ lệnh nào, xin hãy đọc cả bài học này!!
+
+ 1. Nhấn phím <ESC> (để chắc chắn là bạn đang ở chế độ Câu lệnh).
+
+ 2. Gõ: :q! <ENTER>.
+
+---> Lệnh này sẽ thoát trình soạn thảo mà KHÔNG ghi nhớ bất kỳ thay đổi nào mà bạn đã làm.
+ Nếu bạn muốn ghi nhớ những thay đổi đó và thoát thì hãy gõ:
+ :wq <ENTER>
+
+ 3. Khi thấy dấu nhắc shell, hãy gõ câu lệnh đã đưa bạn tới hướng dẫn này. Có
+ thể là lệnh: vimtutor vi <ENTER>
+ Thông thường bạn dùng: vim tutor.vi<ENTER>
+
+---> 'vim' là trình soạn thảo vim, 'tutor.vi' là tập tin bạn muốn soạn thảo.
+
+ 4. Nếu bạn đã nhớ và nắm chắc những câu lệnh trên, hãy thực hiện các bước từ
+ 1 tới 3 để thoát và quay vào trình soạn thảo. Sau đó di chuyển con trỏ
+ tới Bài 1.3.
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 1.3: SOẠN THẢO VĂN BẢN - XÓA
+
+
+** Trong chế độ Câu lệnh nhấn x để xóa ký tự nằm dưới con trỏ. **
+
+ 1. Di chuyển con trỏ tới dòng có dấu --->.
+
+ 2. Để sửa lỗi, di chuyển con trỏ để nó nằm trên ký tự sẽ bị
+ xóa.
+
+ 3. Nhấn phím x để xóa ký tự không mong muốn.
+
+ 4. Lặp lại các bước từ 2 tới 4 để sửa lại câu.
+
+---> Emm xiinh em đứnng chỗ nào cũnkg xinh.
+
+ 5. Câu trên đã sửa xong, hãy chuyển tới Bài 1.4.
+
+Chú ý: Khi học theo cuốn hướng dẫn này đừng cố nhớ, mà học từ thực hành.
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 1.4: SOẠN THẢO VĂN BẢN - CHÈN
+
+
+ ** Trong chế độ Câu lệnh nhấn i để chèn văn bản. **
+
+ 1. Di chuyển con trỏ tới dòng có dấu ---> đầu tiên.
+
+ 2. Để dòng thứ nhất giống hệt với dòng thứ hai, di chuyển con trỏ lên ký tự
+ đầu tiên NGAY SAU chỗ muốn chèn văn bản.
+
+ 3. Nhấn i và gõ văn bản cần thêm.
+
+ 4. Sau mỗi lần chèn từ còn thiếu nhấn <ESC> để trở lại chế dộ Câu lệnh.
+ Lặp lại các bước từ 2 tới 4 để sửa câu này.
+
+---> Mot lam chang nen , ba cay chum lai hon cao.
+---> Mot cay lam chang nen non, ba cay chum lai nen hon nui cao.
+
+ 5. Sau khi thấy quen với việc chèn văn bản hãy chuyển tới phần tổng kết
+ ở dưới.
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ TỔNG KẾT BÀI 1
+
+
+ 1. Con trỏ được di chuyển bởi các phím mũi tên hoặc các phím hjkl.
+ h (trái) j (xuống) k (lên) l (phải)
+
+ 2. Để vào Vim (từ dấu nhắc %) gõ: vim TÊNTẬPTIN <ENTER>
+
+ 3. Muốn thoát Vim gõ: <ESC> :q! <ENTER> để vứt bỏ mọi thay đổi.
+ HOẶC gõ: <ESC> :wq <ENTER> để ghi nhớ thay đổi.
+
+ 4. Để xóa bỏ ký tự nằm dưới con trỏ trong chế độ Câu lệnh gõ: x
+
+ 5. Để chèn văn bản tại vị trí con trỏ trong chế độ Câu lệnh gõ:
+ i văn bản sẽ nhập <ESC>
+
+CHÚ Ý: Nhấn <ESC> sẽ đưa bạn vào chế độ Câu lệnh hoặc sẽ hủy bỏ một câu lệnh
+ hay đoạn câu lệnh không mong muốn.
+
+Bây giờ chúng ta tiếp tục với Bài 2.
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 2.1: CÁC LỆNH XÓA
+
+
+ ** Gõ dw để xóa tới cuối một từ. **
+
+ 1. Nhấn <ESC> để chắc chắn là bạn đang trong chế độ Câu lệnh.
+
+ 2. Di chuyển con trỏ tới dòng có dấu --->.
+
+ 3. Di chuyển con trỏ tới ký tự đầu của từ cần xóa.
+
+ 4. Gõ dw để làm từ đó biến mất.
+
+ CHÚ Ý: các ký tự dw sẽ xuất hiện trên dòng cuối cùng của màn hình khi bạn gõ
+ chúng. Nếu bạn gõ nhầm, hãy nhấn <ESC> và làm lại từ đầu.
+
+---> Khi trái tỉm tìm tim ai như mùa đông giá lạnh lanh
+ Anh đâu thành cánh én nhỏ trùng khơi.
+
+ 5. Lặp lại các bước cho đến khi sửa xong câu thơ rồi chuyển tới Bài 2.2.
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 2.2: CÁC CÂU LỆNH XÓA KHÁC
+
+
+ ** gõ d$ để xóa tới cuối một dòng. **
+
+ 1. Nhấn <ESC> để chắc chắn là bạn đang trong chế độ Câu lệnh.
+
+ 2. Di chuyển con trỏ tới dòng có dấu --->.
+
+ 3. Di chuyển con trỏ tới cuối câu đúng (SAU dấu . đầu tiên).
+
+ 4. Gõ d$ để xóa tới cuối dòng.
+
+---> Đã qua đi những tháng năm khờ dại. thừa thãi.
+
+
+ 5. Chuyển tới Bài 2.3 để hiểu cái gì đang xảy ra.
+
+
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 2.3: CÂU LỆNH VÀ ĐỐI TƯỢNG
+
+
+ Câu lệnh xóa d có dạng như sau:
+
+ [số] d đối_tượng HOẶC d [số] đối_tượng
+ Trong đó:
+ số - là số lần thực hiện câu lệnh (không bắt buộc, mặc định=1).
+ d - là câu lệnh xóa.
+ đối_tượng - câu lệnh sẽ thực hiện trên chúng (liệt kê phía dưới).
+
+ Danh sách ngắn của đối tượng:
+ w - từ con trỏ tới cuối một từ, bao gồm cả khoảng trắng.
+ e - từ con trỏ tới cuối một từ, KHÔNG bao gồm khoảng trắng.
+ $ - từ con trỏ tới cuối một dòng.
+
+CHÚ Ý: Dành cho những người ham tìm hiểu, chỉ nhấn đối tượng trong chế độ Câu
+ lệnh mà không có câu lệnh sẽ di chuyển con trỏ như trong danh sách trên.
+
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 2.4: TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ CỦA QUY LUẬT 'CÂU LỆNH-ĐỐI TƯỢNG'
+
+
+ ** Gõ dd để xóa cả một dòng. **
+
+ Người dùng thường xuyên xóa cả một dòng, vì thế các nhà phát triển Vi đã
+ quyết định dùng hai chữ d để đơn giản hóa thao tác này.
+
+ 1. Di chuyển con trỏ tới dòng thứ hai trong cụm phía dưới.
+ 2. Gõ dd để xóa dòng này.
+ 3. Bây giờ di chuyển tới dòng thứ tư.
+ 4. Gõ 2dd (hãy nhớ lại bộ ba số-câu lệnh-đối tượng) để xóa hai dòng.
+
+ 1) Trong tim em khắc sâu bao kỉ niệm
+ 2) Tình yêu chân thành em dành cả cho anh
+ 3) Dẫu cuộc đời như bể dâu thay đổi
+ 4) Anh mãi là ngọn lửa ấm trong đêm
+ 5) Đã qua đi những tháng năm khờ dại
+ 7) Hãy để tự em lau nước mắt của mình
+ 8) Lặng lẽ sống những đêm dài bất tận
+ 9) Bao khổ đau chờ tia nắng bình minh
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 2.5: CÂU LỆNH "HỦY THAO TÁC"
+
+
+ ** Nhấn u để hủy bỏ những câu lệnh cuối cùng, U để sửa cả một dòng. **
+
+ 1. Di chuyển con trỏ tới dòng có dấu ---> và đặt con trỏ trên từ có lỗi
+ đầu tiên
+ 2. Gõ x để xóa chữ cái gây ra lỗi đầu tiên.
+ 3. Bây giờ gõ u để hủy bỏ câu lệnh vừa thự hiện (xóa chữ cái).
+ 4. Dùng câu lệnh x để sửa lỗi cả dòng này.
+ 5. Bây giờ gõ chữ U hoa để phục hồi trạng thái ban đầu của dòng.
+ 6. Bây giờ gõ u vài lần để hủy bỏ câu lệnh U và các câu lệnh trước.
+ 7. Bây giờ gõ CTRL-R (giữ phím CTRL và gõ R) và lầu để thực hiện
+ lại các câu lệnh (hủy bỏ các câu lệnh hủy bỏ).
+
+---> Câyy ccó cộii, nuước csó nguuồn.
+
+ 8. Đây là những câu lệnh rất hữu ích. Bây giờ chuyển tới Tổng kết Bài 2.
+
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ TỔNG KẾT BÀI 2
+
+
+ 1. Để xóa từ con trỏ tới cuối một từ gõ: dw
+
+ 2. Để xóa từ con trỏ tới cuối một dòng gõ: d$
+
+ 3. Để xóa cả một dòng gõ: dd
+
+ 4. Một câu lệnh trong chế độ Câu lệnh có dạng:
+
+ [số] câu_lệnh đối_tượng HOẶC câu_lệnh [số] đối_tượng
+ trong đó:
+ số - là số lần thực hiện câu lệnh (không bắt buộc, mặc định=1).
+ câu_lệnh - là những gì thực hiện, ví dụ d dùng để xóa.
+ đối_tượng - câu lệnh sẽ thực hiện trên chúng, ví dụ w (từ),
+ $ (tới cuối một dòng), v.v...
+
+ 5. Để hủy bỏ thao tác trước, gõ: u (chữ u thường)
+ Để hủy bỏ tất cả các thao tác trên một dòng, gõ: U (chữ U hoa)
+ Để hủy bỏ các câu lệnh hủy bỏ, gõ: CTRL-R
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 3.1: CÂU LỆNH DÁN
+
+
+ ** Gõ p để dán những gì vừa xóa tới sau con trỏ. **
+
+ 1. Di chuyển con trỏ tới dòng đầu tiên trong cụm ở dưới.
+
+ 2. Gõ dd để xóa và ghi lại một dòng trong bộ nhớ đệm của Vim.
+
+ 3. Di chuyển con trỏ tới dòng Ở TRÊN chỗ cần dán.
+
+ 4. Trong chế độ Câu lệnh, gõ p để thay thế dòng.
+
+ 5. Lặp lại các bước từ 2 tới 4 để đặt các dòng theo đúng thứ tự của chúng.
+
+ d) Niềm vui như gió xưa bay nhè nhẹ
+ b) Em vẫn mong anh sẽ đến với em
+ c) Đừng để em mất đi niềm hy vọng đó
+ a) Ai sẽ giúp em vượt qua sóng gió
+ e) Dễ ra đi khó giữ lại bên mình
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 3.2: CÂU LỆNH THAY THẾ
+
+
+ ** Gõ r và một ký tự để thay thế ký tự nằm dưới con trỏ. **
+
+ 1. Di chuyển con trỏ tới dòng có dấu --->.
+
+ 2. Di chuyển con trỏ tới ký tự gõ sai đầu tiên.
+
+ 3. Gõ r và ký tự đúng.
+
+ 4. Lặp lại các bước từ 2 đến 4 để sửa cả dòng.
+
+---> "Trên đời nài làm gì có đườmg, người to đi mãi rồi thànk đường là tHôi"
+---> "Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi rồi thành đường mà thôi"
+
+ 5. Bây giờ chuyển sang Bài 3.3.
+
+CHÚ Ý: Hãy nhớ rằng bạn cần thực hành, không nên "học vẹt".
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 3.3: CÂU LỆNH THAY ĐỔI
+
+
+ ** Để thay đổi một phần hay cả một từ, gõ cw . **
+
+ 1. Di chuyển con trỏ tới dòng có dấu --->.
+
+ 2. Đặt con trỏ trên chữ trong.
+
+ 3. Gõ cw và sửa lại từ (trong trường hợp này, gõ 'ine'.)
+
+ 4. Gõ <ESC> và chuyển tới lỗi tiếp theo (chữ cái đầu tiên trong số cần thay.)
+
+ 5. Lặp lại các bước 3 và 4 cho tới khi thu được dòng như dòng thứ hai.
+
+---> Trên dùgn này có một dầy từ cần tyays đổi, sử dunk câu lệnh thay đổi.
+---> Trên dong này có một vai từ cần thay đổi, sử dung câu lệnh thay đổi.
+
+Chú ý rằng cw không chỉ thay đổi từ, nhưng còn đưa bạn vào chế độ chèn.
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 3.4: TIẾP TỤC THAY ĐỔI VỚI c
+
+
+ ** Câu lệnh thay đổi được sử dụng với cùng đối tượng như câu lệnh xóa. **
+
+ 1. Câu lệnh thay đổi làm việc tương tự như câu lệnh xóa. Định dạng như sau:
+
+ [số] c đối_tượng HOẶC c [số] đối_tượng
+
+ 2. Đối tượng cũng giống như ở trên, ví dụ w (từ), $ (cuối dòng), v.v...
+
+ 3. Di chuyển con trỏ tới dòng có dấu --->.
+
+ 4. Di chuyển con trỏ tới dòng có lỗi đầu tiên.
+
+ 5. Gõ c$ để sửa cho giống với dòng thứ hai và gõ <ESC>.
+
+---> Doan cuoi dong nay can sua de cho giong voi dong thu hai.
+---> Doan cuoi dong nay can su dung cau lenh c$ de sua.
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ TỔNG KẾT BÀI 3
+
+
+ 1. Để dán đoạn văn bản vừa xóa, gõ p. Câu lệnh này sẽ đặt đoạn văn bản này
+ PHÍA SAU con trỏ (nếu một dòng vừa bị xóa, dòng này sẽ được đặt vào dòng
+ nằm dưới con trỏ).
+
+ 2. Để thay thế ký tự dưới con trỏ, gõ r và sau đó gõ
+ ký tự muốn thay vào.
+
+ 3. Câu lệnh thay đổi cho phép bạn thay đổi đối tượng chỉ ra từ con
+ trỏ tới cuối đối tượng. vd. Gõ cw để thay đổi từ
+ con trỏ tới cuối một từ, c$ để thay đổi tới cuối một dòng.
+
+ 4. Định dạng để thay đổi:
+
+ [số] c đối_tượng HOẶC c [số] đối_tượng
+
+Bây giờ chúng ta tiếp tục bài học mới.
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 4.1: THÔNG TIN VỀ TẬP TIN VÀ VỊ TRÍ TRONG TẬP TIN
+
+
+ ** Gõ CTRL-g để hiển thị vị trí của bạn trong tập tin và thông tin về tập tin.
+ Gõ SHIFT-G để chuyển tới một dòng trong tập tin. **
+
+ Chú ý: Đọc toàn bộ bài học này trước khi thực hiện bất kỳ bước nào!!
+
+ 1. Giữ phím Ctrl và nhấn g . Một dòng thông tin xuất hiện tại cuối trang
+ với tên tập tin và dòng mà bạn đang nằm trên. Hãy nhớ số dòng này
+ Cho bước số 3.
+
+ 2. Nhấn shift-G để chuyển tới cuối tập tin.
+
+ 3. Gõ số dòng mà bạn đã nằm trên và sau đó shift-G. Thao tác này sẽ đưa bạn
+ trở lại dòng mà con trỏ đã ở trước khi nhấn tổ hợp Ctrl-g.
+ (Khi bạn gõ số, chúng sẽ KHÔNG hiển thị trên màn hình.)
+
+ 4. Nếu bạn cảm thấy đã hiểu rõ, hãy thực hiện các bước từ 1 tới 3.
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 4.2: CÂU LỆNH TÌM KIẾM
+
+
+ ** Gõ / và theo sau là cụm từ muốn tìm kiếm. **
+
+ 1. Trong chế độ Câu lệnh gõ ký tự / .Chú ý rằng ký tự này và con trỏ sẽ
+ xuất hiện tại cuối màn hình giống như câu lệnh : .
+
+ 2. Bây giờ gõ 'loiiiii' <ENTER>. Đây là từ bạn muốn tìm.
+
+ 3. Để tìm kiếm cụm từ đó lần nữa, đơn giản gõ n .
+ Để tìm kiếm cụm từ theo hướng ngược lại, gõ Shift-N .
+
+ 4. Nếu bạn muối tìm kiếm cụm từ theo hướng ngược lại đầu tập tin, sử dụng
+ câu lệnh ? thay cho /.
+
+---> "loiiiii" là những gì không đúng lắm; loiiiii thường xuyên xảy ra.
+
+Chú ý: Khi tìm kiếm đến cuối tập tin, việc tìm kiếm sẽ tiếp tục từ đầu
+ tập tin này.
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 4.3: TÌM KIẾM CÁC DẤU NGOẶC SÁNH ĐÔI
+
+
+ ** Gõ % để tìm kiếm ),], hay } . **
+
+ 1. Đặt con trỏ trên bất kỳ một (, [, hay { nào trong dòng có dấu --->.
+
+ 2. Bây giờ gõ ký tự % .
+
+ 3. Con trỏ sẽ di chuyển đến dấu ngoặc tạo cặp (dấu đóng ngoặc).
+
+ 4. Gõ % để chuyển con trỏ trở lại dấu ngoặc đầu tiên (dấu mở ngoặc).
+
+---> Đây là ( một dòng thử nghiệm với các dấu ngoặc (, [ ] và { } . ))
+
+Chú ý: Rất có ích khi sửa lỗi chương trình, khi có các lỗi thừa thiếu dấu ngoặc!
+
+
+
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 4.4: MỘT CÁCH SỬA LỖI
+
+
+ ** Gõ :s/cũ/mới/g để thay thế 'mới' vào 'cũ'. **
+
+ 1. Di chuyển con trỏ tới dòng có dấu --->.
+
+ 2. Gõ :s/duou/ruou <ENTER> . Chú ý rằng câu lệnh này chỉ thay đổi từ tìm
+ thấy đầu tiên trên dòng (từ 'duou' đầu dòng).
+
+ 3. Bây giờ gõ :s/duou/ruou/g để thực hiện thay thế trên toàn bộ dòng.
+ Lệnh này sẽ thay thế tất cả những từ ('duou') tìm thấy trên dòng.
+
+---> duou ngon phai co ban hie. Khong duou cung khong hoa.
+
+ 4. Để thay thế thực hiện trong đoạn văn bản giữa hai dòng,
+ gõ :#,#s/cũ/mới/g trong đó #,# là số thứ tự của hai dòng.
+ Gõ :%s/cũ/mới/g để thực hiện thay thế trong toàn bộ tập tin.
+
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ TỔNG KẾT BÀI 4
+
+
+ 1. Ctrl-g vị trí của con trỏ trong tập tin và thông tin về tập tin.
+ Shift-G di chuyển con trỏ tới cuối tập tin. Số dòng và theo sau
+ là Shift-G di chuyển con trỏ tới dòng đó.
+
+ 2. Gõ / và cụm từ theo sau để tìm kiếm cụm từ VỀ PHÍA TRƯỚC.
+ Gõ ? và cụm từ theo sau để tìm kiếm cụm từ NGƯỢC TRỞ LẠI.
+ Sau một lần tìm kiếm gõ n để tìm kiếm cụm từ lại một lần nữa theo hướng
+ đã tìm hoặc Shift-N để tìm kiếm theo hướng ngược lại.
+
+ 3. Gõ % khi con trỏ nằm trên một (,),[,],{, hay } sẽ chỉ ra vị trí của
+ dấu ngoặc còn lại trong cặp.
+
+ 4. Để thay thế 'mới' cho 'cũ' đầu tiên trên dòng, gõ :s/cũ/mới
+ Để thay thế 'mới' cho tất cả 'cũ' trên dòng, gõ :s/cũ/mới/g
+ Để thay thế giữa hai dòng, gõ :#,#s/cũ/mới/g
+ Để thay thế trong toàn bộ tập tin, gõ :%s/cũ/mới/g
+ Để chương trình hỏi lại trước khi thay thế, thêm 'c' :%s/cũ/mới/gc
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Lesson 5.1: CÁCH THỰC HIỆN MỘT CÂU LỆNH NGOẠI TRÚ
+
+
+ ** Gõ :! theo sau là một câu lệnh ngoại trú để thực hiện câu lệnh đó. **
+
+ 1. Gõ câu lệnh quen thuộc : để đặt con trỏ tại cuối màn hình.
+ Thao tác này cho phép bạn nhập một câu lệnh.
+
+ 2. Bây giờ gõ ký tự ! (chấm than). Ký tự này cho phép bạn
+ thực hiện bất kỳ một câu lệnh shell nào.
+
+ 3. Ví dụ gõ ls theo sau dấu ! và gõ <ENTER>. Lệnh này
+ sẽ hiển thị nội dung của thư mục hiện thời, hoặc sử dụng
+ lệnh :!dir nếu ls không làm việc.
+
+Chú ý: Có thể thực hiện bất kỳ câu lệnh ngoại trú nào theo cách này.
+
+Chú ý: Tất cả các câu lệnh : cần kết thúc bởi phím <ENTER>
+
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 5.2: GHI LẠI CÁC TẬP TIN
+
+
+ ** Để ghi lại các thay đổi, gõ :w TÊNTỆPTIN. **
+
+ 1. Gõ :!dir hoặc :!ls để lấy bảng liệt kê thư mục hiện thời.
+ Như bạn đã biết, bạn cần gõ <ENTER> để thực hiện.
+
+ 2. Chọn một tên tập tin chưa có, ví dụ TEST.
+
+ 3. Bây giờ gõ: :w TEST (trong đó TEST là tên tập tin bạn đã chọn.)
+
+ 4. Thao tác này ghi toàn bộ tập tin (Hướng dẫn dùng Vim) dưới tên TEST.
+ Để kiểm tra lại, gõ :!dir một lần nữa để liệt kê thư mục.
+
+Chú ý: Nếu bạn thoát khỏi Vim và quay trở lại với tên tập tin TEST, thì tập
+ tin sẽ là bản sao của hướng dẫn tại thời điểm bạn ghi lại.
+
+ 5. Bây giờ xóa bỏ tập tin (MS-DOS): :!del TEST
+ hay (Unix): :!rm TEST
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 5.3: CÂU LỆNH GHI CHỌN LỌC
+
+
+ ** Để ghi một phần của tập tin, gõ :#,# w TÊNTẬPTIN **
+
+ 1. Gõ lại một lần nữa :!dir hoặc :!ls để liệt kê nội dung thư mục
+ rồi chọn một tên tập tin thích hợp, ví dụ TEST.
+
+ 2. Di chuyển con trỏ tới đầu trang này, rồi gõ Ctrl-g để tìm ra số thứ
+ tự của dòng đó. HÃY NHỚ SỐ THỨ TỰ NÀY!
+
+ 3. Bây giờ di chuyển con trỏ tới dòng cuối trang và gõ lại Ctrl-g lần nữa.
+ HÃY NHỚ CẢ SỐ THỨ TỰ NÀY!
+
+ 4. Để CHỈ ghi lại một phần vào một tập tin, gõ :#,# w TEST trong đó #,#
+ là hai số thứ tự bạn đã nhớ (đầu,cuối) và TEST là tên tập tin.
+
+ 5. Nhắc lại, xem tập tin của bạn có ở đó không với :!dir nhưng ĐỪNG xóa.
+
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 5.4: ĐỌC VÀ KẾT HỢP CÁC TẬP TIN
+
+
+ ** Để chèn nội dung của một tập tin, gõ :r TÊNTẬPTIN **
+
+ 1. Gõ :!dir để chắc chắn là có tệp tin TEST.
+
+ 2. Đặt con trỏ tại đầu trang này.
+
+CHÚ Ý: Sau khi thực hiện Bước 3 bạn sẽ thấy Bài 5.3. Sau đó cần di chuyển
+ XUỐNG bài học này lần nữa.
+
+ 3. Bây giờ dùng câu lệnh :r TEST để đọc tập tin TEST, trong đó TEST là
+ tên của tập tin.
+
+CHÚ Ý: Tập tin được đọc sẽ đặt bắt đầu từ vị trí của con trỏ.
+
+ 4. Để kiểm tra lại, di chuyển con trỏ ngược trở lại và thấy rằng bây giờ
+ có hai Bài 5.3, bản gốc và bản vừa chèn.
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ TỔNG KẾT BÀI 5
+
+
+ 1. :!câulệnh thực hiện một câu lệnh ngoại trú
+
+ Một vài ví dụ hữu ích:
+ (MS-DOS) (Unix)
+ :!dir :!ls - liệt kê nội dung một thư mục.
+ :!del TÊNTẬPTIN :!rm TÊNTẬPTIN - xóa bỏ tập tin TÊNTẬPTIN.
+
+ 2. :w TÊNTẬPTIN ghi tập tin hiện thời của Vim lên đĩa với tên TÊNTẬPTIN.
+
+ 3. :#,#w TÊNTẬPTIN ghi các dòng từ # tới # vào tập tin TÊNTẬPTIN.
+
+ 4. :r TÊNTẬPTIN đọc tập tin trên đĩa TÊNTẬPTIN và chèn nội dung của nó vào
+ tập tin hiện thời sau vị trí của con trỏ.
+
+
+
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 6.1: CÂU LỆNH TẠO DÒNG
+
+
+ ** Gõ o để mở một dòng phía dưới con trỏ và chuyển vào chế độ Soạn thảo. **
+
+ 1. Di chuyển con trỏ tới dòng có dấu --->.
+
+ 2. Gõ o (chữ thường) để mở một dòng BÊN DƯỚI con trỏ và chuyển vào chế độ
+ Soạn thảo.
+
+ 3. Bây giờ sao chép dòng có dấu ---> và nhấn <ESC> để thoát khỏi chế độ Soạn
+ thảo.
+
+---> Sau khi gõ o con trỏ sẽ đặt trên dòng vừa mở trong chế độ Soạn thảo.
+
+ 4. Để mở một dòng Ở TRÊN con trỏ, đơn giản gõ một chữ O hoa, thay cho
+ chữ o thường. Hãy thử thực hiện trên dòng dưới đây.
+Di chuyển con trỏ tới dòng này, rồi gõ Shift-O sẽ mở một dòng trên nó.
+
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 6.2: CÂU LỆNH THÊM VÀO
+
+
+ ** Gõ a để chèn văn bản vào SAU con trỏ. **
+
+ 1. Di chuyển con trỏ tới cuối dòng đầu tiên có ký hiệu --->
+ bằng cách gõ $ trong chế độ câu lệnh.
+
+ 2. Gõ a (chữ thường) để thêm văn bản vào SAU ký tự dưới con trỏ.
+ (Chữ A hoa thêm văn bản vào cuối một dòng.)
+
+Chú ý: Lệnh này thay cho việc gõ i , ký tự cuối cùng, văn bản muốn chèn,
+ <ESC>, mũi tên sang phải, và cuối cùng, x , chỉ để thêm vào cuối dòng!
+
+ 3. Bây giờ thêm cho đủ dòng thứ nhất. Chú ý rằng việc thêm giống hệt với
+ việc chèn, trừ vị trí chèn văn bản.
+
+---> Dong nay cho phep ban thuc hanh
+---> Dong nay cho phep ban thuc hanh viec them van ban vao cuoi dong.
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 6.3: MỘT CÁCH THAY THẾ KHÁC
+
+
+ ** Gõ chữ cái R hoa để thay thế nhiều ký tự. **
+
+ 1. Di chuyển con trỏ tới cuối dòng đầu tiên có ký hiệu --->.
+
+ 2. Đặt con trỏ tại chữ cái đầu của từ đầu tiên khác với dòng có dấu
+ ---> tiếp theo (từ 'tren').
+
+ 3. Bây giờ gõ R và thay thế phần còn lại của dòng thứ nhất bằng cách gõ
+ đè lên văn bản cũ để cho hai dòng giống nhau.
+
+---> De cho dong thu nhat giong voi dong thu hai tren trang nay.
+---> De cho dong thu nhat giong voi dong thu hai, go R va van ban moi.
+
+ 4. Chú ý rằng khi bạn nhấn <ESC> để thoát, đoạn văn bản không sửa đổi sẽ
+ được giữ nguyên.
+
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 6.4: THIẾT LẬP CÁC THAM SỐ
+
+ ** Thiết lập một tùy chọn để việc tìm kiếm hay thay thế lờ đi kiểu chữ **
+
+ 1. Tìm kiếm từ 'lodi' bằng cách gõ:
+ /lodi
+ Lặp lại vài lần bằng phím n.
+
+ 2. Đặt tham số 'ic' (Lodi - ignore case) bằng cách gõ:
+ :set ic
+
+ 3. Bây giờ thử lại tìm kiếm 'lodi' bằng cách gõ: n
+ Lặp lại vài lần bằng phím n.
+
+ 4. Đặt các tham số 'hlsearch' và 'incsearch':
+ :set hls is
+
+ 5. Bây giờ nhập lại câu lệnh tìm kiếm một lần nữa và xem cái gì xảy ra:
+ /lodi
+
+ 6. Để xóa bỏ việc hiện sáng từ tìm thấy, gõ:
+ :nohlsearch
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ TỔNG KẾT BÀI 6
+
+
+ 1. Gõ o mở một dòng phía DƯỚI con trỏ và đặt con trỏ trên dòng vừa mở
+ trong chế độ Soạn thảo.
+ Gõ một chữ O hoa để mở dòng phía TRÊN dòng của con trỏ.
+
+ 2. Gõ a để chèn văn bản vào SAU ký tự nằm dưới con trỏ.
+ Gõ một chữ A hoa tự động thêm văn bản vào cuối một dòng.
+
+ 3. Gõ một chữ R hoa chuyển vào chế độ Thay thế cho đến khi nhấn <ESC>.
+
+ 4. Gõ ":set xxx" sẽ đặt tham số "xxx"
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 7: CÂU LỆNH TRỢ GIÚP
+
+
+ ** Sử dụng hệ thống trợ giúp có sẵn **
+
+ Vim có một hệ thống trợ giúp đầy đủ. Để bắt đầu, thử một trong ba
+ lệnh sau:
+ - nhấn phím <HELP> (nếu bàn phím có)
+ - nhấn phím <F1> (nếu bàn phím có)
+ - gõ :help <ENTER>
+
+ Gõ :q <ENTER> để đóng cửa sổ trợ giúp.
+
+ Bạn có thể tìm thấy trợ giúp theo một đề tài, bằng cách đưa tham số tới
+ câu lệnh ":help". Hãy thử (đừng quên gõ <ENTER>):
+
+ :help w
+ :help c_<T
+ :help insert-index
+ :help user-manual
+
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+ Bài 8: TẠO MỘT SCRIPT KHỞI ĐỘNG
+
+ ** Bật các tính năng của Vim **
+
+ Vim có nhiều tính năng hơn Vi, nhưng hầu hết chúng bị tắt theo mặc định.
+ Để sử dụng các tính năng này bạn cần phải tạo một tập tin "vimrc".
+
+ 1. Soạn thảo tệp tin "vimrc", phụ thuộc vào hệ thống của bạn:
+ :edit ~/.vimrc đối với Unix
+ :edit ~/_vimrc đối với MS-Windows
+
+ 2. Bây giờ đọc tập tin "vimrc" ví dụ:
+
+ :read $VIMRUNTIME/vimrc_example.vim
+
+ 3. Ghi lại tập tin:
+
+ :write
+
+ Trong lần khởi động tiếp theo, Vim sẽ sử dụng việc hiện sáng cú pháp.
+ Bạn có thể thêm các thiết lập ưa thích vào tập tin "vimrc" này.
+
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
+
+ Bài học hướng dẫn sử dụng Vim (Vim Tutor) kết thúc tại đây. Bài học đưa ra
+ cái nhìn tổng quát về trình soạn thảo Vim, chỉ đủ để bạn có thể sử dụng
+ trình soạn thảo một cách dễ dàng. Bài học còn rất xa để có thể nói là đầy
+ đủ vì Vim có rất rất nhiều câu lệnh. Tiếp theo xin hãy đọc hướng dẫn người
+ dùng: ":help user-manual".
+
+ Cuốn sách sau được khuyên dùng cho việc nghiên cứu sâu hơn:
+ Vim - Vi Improved - Tác giả: Steve Oualline
+ Nhà xuất bản: New Riders
+ Cuốn sách đầu tiên dành hoàn toàn cho Vim. Đặc biệt có ích cho người mới.
+ Có rất nhiều ví dụ và tranh ảnh.
+ Hãy xem: https://iccf-holland.org/click5.html
+
+ Cuốn sách tiếp theo này xuất bản sớm hơn và nói nhiều về Vi hơn là Vim,
+ nhưng cũng rất nên đọc:
+ Learning the Vi Editor - Tác giả: Linda Lamb
+ Nhà xuất bản: O'Reilly & Associates Inc.
+ Đây là một cuốn sách hay và cho bạn biết tất cả cách thực hiện những gì muốn
+ làm với Vi. Lần xuất bản thứ sáu đã thêm thông tin về Vim.
+
+ Bài học hướng dẫn này viết bởi Michael C. Pierce và Robert K. Ware,
+ Colorado School of Mines sử dụng ý tưởng của Charles Smith,
+ Colorado State University. E-mail: bware@mines.colorado.edu.
+
+ Sửa đổi cho Vim bởi Bram Moolenaar.
+
+ Dịch bởi: Phan Vĩnh Thịnh <teppi@vnlinux.org>, 2005
+ Translator: Phan Vinh Thịnh <teppi@vnlinux.org>, 2005
+~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~